Đất nước "Của dân – Do dân – Vì dân"


(Dân trí) – Ngày đầu tiên quy định xử phạt hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện (sang tên đổi chủ) được thực thi, vì sợ “án phạt” nên nhiều người đã đến các điểm đăng ký xe ở Hà Nội để làm thủ tục “chính chủ” cho phương tiện của mình.

Tại điểm đăng ký 86 Lý Thường Kiệt, nhiều người đến sang tên đổi chủ phương tiện khi giờ hành chính làm việc theo quy định chưa bắt đầu. Cao điểm từ 9h-11h, tại đây chật cứng người. Tuyến đường Lý Thường Kiệt đoạn qua điểm đăng ký này trở nên nhộn nhịp và đông đúc hơn bình thường bởi dòng người đưa ô tô đến sang tên đổi chủ, thậm chí còn xảy ra ùn ứ giao thông.

Theo Trung tá Đinh Thanh Thảo – Đội trưởng Đội quản lý xe, nếu như bình thường chỉ có 1 cán bộ làm nhiệm vụ hướng dẫn cho người dân khi đến làm thủ tục đăng ký thì sáng nay phải tăng cường 4 người, điều cả lực lượng ở bộ phận khác vào vị trí hướng dẫn thủ tục cho người dân.

Do việc đi làm thủ tục sang tên có những phức tạp nhất định so với việc đăng ký mới, mỗi người đến điểm đăng ký đều có thêm 2-3 người cùng đi và đó cũng là lí do khiến nơi đây càng thêm đông hơn.

Những người đi sang tên đổi chủ phương tiện không chỉ ở Hà Nội mà đến từ nhiều địa phương khác. Có người mang theo cả ca-táp đựng giấy tờ, có người thấp thỏm lo thiếu thủ tục, mất nhiều thời gian, mất công đi lại lo giấy tờ…

Hết đứng lại ngồi, bác Hoa (ở phường Ngọc Hà, quận Ba Đình) chia sẻ: “Anh trai tôi trên Phú Thọ nhưng mua lại xe ô tô của người quen ở Gia Lâm, Hà Nội đã mấy năm nay, bây giờ có quy định phạt xe không sang tên đổi chủ nên phải xuống Hà Nội để làm thủ tục này. Anh trai tôi đã phải đi từ 5h sáng bắt xe xuống Hà Nội, tới nơi là 7h. Trong quá trình làm hồ sơ do khai nhầm tên nên cũng phải mất công đi xin lại, mong là giấy tờ hợp lệ rồi thì mọi việc sẽ được giải quyết nhanh gọn”.

Trong khi đó, anh Hòa ở Hải Phòng cho hay: “Tuần trước tôi đã đi làm thủ tục sang tên ô tô rồi nhưng do thiếu giấy tờ nên họ lại hẹn tuần này quay lại. Đã 10h trưa rồi mà vẫn chưa đến lượt nên xác định là phải hết ngày hôm nay mới xong xuôi”.

Ông Đào Việt Long – cán bộ hướng dẫn thủ tục đăng ký xe tại 86 Lý Thường Kiệt cho biết, những khúc mắc liên quan đến thủ tục đa phần rơi vào những người từ tỉnh xa về Hà Nội.
Tại điểm đăng ký 1234 đường Láng, chen chân trong dòng người chờ đăng ký xe, chị Ngọc (ở Hải Dương) bày tỏ: “Tôi phải đi từ sáng sớm lên Hà Nội để sang tên xe, mong sao nhanh làm xong thủ tục, xe đứng tên mình rồi thì không còn lo bị phạt nữa”.
Cũng theo chị Ngọc, mặc dù mất công đi lại và có những vất vả trong việc sang tên đổi chủ, nhưng điều đó sẽ tốt hơn nếu xảy ra tranh chấp hoặc có tai nạn.
Một số hình ảnh PV Dân trí ghi lại trong ngày đầu quy định xử phạt xe không sang tên đổi chủ có hiệu lực:
Đọc kỹ thông báo…

… hỏi thủ tục giấy tờ…
… rồi mới dám đặt bút ghi vào hồ sơ sang tên đổi chủ phương tiện
Mang cả va li đựng hồ sơ

Nhấp nhổm chờ gọi tên

Và chen chân xếp hàng
Số lượng hồ sơ đăng ký phương tiện trong ngày đầu xử phạt cao hơn thời điểm trước 15/4
buộc cơ quan đăng ký phải tăng cường nhân sự

Khu vực 86 Lý Thường Kiệt xảy ra ùn ứ giao thông vì người đi sang tên đổi chủxe quá đông trong sáng nay.

Thực hiện Thông tư 11/2103/TT-BCA về triển khai thực hiện xử phạt hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện, Phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Bình vừa ra quân kiểm tra, xử lý các phương tiện giao thông chưa sang tên đổi chủ, đăng kí biển kiểm soát lưu thông trên địa bàn. Bên cạnh đó, phối hợp với Bến xe Đồng Hới để tạm giữ phương tiện trong thời gian chờ xử lý.

Những phương tiện chưa thực hiện đăng ký mới sẽ bị xử lý
Sau hơn 2 giờ tuần tra, kiểm soát, lực lượng CSGT Công an tỉnh đã tiến hành lập biên bản, tạm giữ 12 phương tiện ô tô chưa có biển kiểm soát, phạt tiền 30 triệu đồng; tước giấy phép lái xe 30 ngày và tạm giữ phương tiện 10 ngày đối với các xe vi phạm.
Lực lượng CSGT lập biên bản xử lý các phương tiện vi phạm

Trao đổi với Dân trí, Trung tá Bùi Quang Thanh, Trưởng phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Bình cho biết, hiện nay, trên địa bàn tỉnh còn rất nhiều chủ phương tiện chưa thực hiện việc chuyển quyền sở hữu phương tiện hoặc chưa làm đăng ký mới, các chủ phương tiện cần phối hợp với lực lượng cảnh sát giao thông Công an tỉnh để làm thủ tục sang tên, đổi chủ, và đăng ký quyền sở hữu phương tiện.

Đức Tài

nguồn: dantri

Comments on: "Mang cả va li giấy tờ đi sang tên đổi chủ phương tiện" (75)

  1. Việc tiến hành sang tên đổi chủ , bắt giữ xe không chính chủ là một điều bất cập . dẫu biết rằng những xe không chính chủ là những xe không có xuất sứ rõ ràng, dễ là xe ăn trộm ăn cắp, nhưng những xe trước đây mua bán qua nhiều hình thức thì hầu như không có giấy tờ rõ ràng. vấn đề thứ 2 là ở việt nam bây giờ , hầu hết gia đình là đi chung 1 hoặc 2 cái xe chứ không thể mua cho mội người một cái xe , chẳng lẽ giờ đi đâu cũng phải mang lý lịch gia đình theo sao. có rắc rối quá không .

  2. The Ghost said:

    Cần phải có những kế hoạch chính sách cho thật hợp lí đúng đắn phù hợp với nhân dân để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhân dân ta. Hơn nữa vấn đề phổ biến giải thích những chính sách kế hoạch đến để cho người dân có thể hiểu được rõ hơn về vấn đề từ đó nhân dân mới có thể thực hiện đúng đắn và chấp hành nghiêm chỉnh được. Vì vậy chỉ qua một vài việc cũng đã cho thấy được công tác tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân vẫn chưa thật sự hiệu quả chưa phát huy được tác dụng và vai trò của nó. Chỉ khi nào công tác này thật sự phát huy được hết vai trò của nó thì chúng ta mới có thể được nhân dân ủng hộ và giúp đỡ.

  3. Trúc Timo said:

    Thật rắc rối với những giấy tờ này , phải khó khăn lắm mới tìm được đủ loại giấy tờ phù hợp với thủ tục hành chính. Mong rằng lệnh này được thu và xem xét lại cho thật sự phù hợp với tình hình hiện nay. đâu phải người chủ cũ nào cũng còn trên đời đâu mà lấy xác nhận của người ta đây.

  4. Ý tưởng thì tốt, rất phù hợp vì số lượng xe không rõ nguồn gốc bây giờ rất cao, nạn trộm cắp cũng nhiều nhưng việc thi hành thì chưa hợp lí cho lắm vì giấy tờ bây giờ làm lại là rất khó. không phải ai cũng có thể tìm được người chủ cũ đâu mà.

    • Tôi đồng ý với bạn về quan điểm trên , nhà nước ta làm như vậy để quản lý tài sản phương tiện giao thông của người dân được tốt hơn , giờ mà bị trộm cắp thì cũng chẳng dám sử dụng đồ ăn cắp đâu như vậy xã hội mới tốt lên được , tôi ủng hộ việc sang tên đổi chủ giấy tờ xe

  5. Hải Công said:

    Cái này không phù hợp đâu. thật đấy chứ. vì dù đã triển khai rồi nhưng chưa thấy hiệu quả gì cả. CHỉ thấy toàn những nỗi lo âu của người dân thôi. Các bác có thể rút lại và xem xét những phương án hiệu quả cao hơn. Như thế sẽ tốt hơn đấy ạ.

  6. Cũng hơi khó khăn bởi hiện nay thủ tục đang rườm rà. Nhưng cũng phải chấp nhận chứ biết làm sao được khi mà mới bắt đầu thì cái gì chẳng khó. Cần phải có những kế hoạch chính sách cho thật hợp lí đúng đắn phù hợp với nhân dân để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhân dân ta. Hơn nữa vấn đề phổ biến giải thích những chính sách kế hoạch đến để cho người dân có thể hiểu được rõ hơn về vấn đề từ đó nhân dân mới có thể thực hiện đúng đắn và chấp hành nghiêm chỉnh đượ

  7. cũng thấy khổ cho người dân vì cái lệnh xe chính chủ,nhưng ngoài nhưng mặt khó khăn phải kể đến là giấy tờ,việc sang tên đổi chủ nhất là xin giấy tờ ở việt nam rất là khó khăn và lâu.mươn xe đi cũng không được thực sự bất tiện nhưng nhà nước quyết định cũng có lý do của họ mong rằng tình trạng giao thông của việt nam sẽ tốt lên và tai nạn giao thông giảm xuống

  8. giabao trinh said:

    Có thể nói đây là những thiếu sót những bất cập trong công tác quản lí cũng như làm việc của một số cơ quan đoàn thể bởi vì vẫn còn quá nhiều những thủ tục dườm già làm mất thời gian tiền của công sức của nhân dân và nhà nước. Chính vì vậy cần phải có những sự cải cách cải tổ những biện pháp đổi mới phương pháp làm việc để giảm bớt những thủ tục không cần thiết đồng thời cũng cần có những buổi hướng dẫn tuyên truyền cho nhân dân để nhân dân có thể hiểu rõ được những quy định những thủ tục của nhà nước.

  9. Bounty hunter said:

    Cái vấn đề này thật ra là cũng mang ý nghĩa tốt thôi chẳng qua là mới đầu thực hiện vẫn còn một vài chỗ chưa được ổn định , rồi mọi người sẽ quen thôi mà cũng chẳng thể trách được vì sao lại như vậy , theo tôi nghĩ thì cũng là do xã hội giờ xảy ra nhiều tệ nạn ăn cắp ăn trộm xe lắm mà điển hình là ở Hà Nội xe máy mất trộm nhiều vô kể , phải thực hiện quy định này tuy có một chút mất công nhưng lại ổn định trật tự hơn

  10. Càng lúc người dân càng bắt đầu biết chấp hành đúng thủ tục quy định khi tham gia giao thông rồi ^^ , thế này mới giúp đỡ được các cơ quan chức năng trong việc xử lý cũng như khi làm nhiệm vụ giúp người dân tham gia giao thông chứ . Một số ý kiến cũng cho rằng làm thế này bất tiện nhưng không sao dần dần là mọi người cũng sẽ quen thôi .

  11. Lúc mới đầu thì ai chẳng nghĩ là xấu nhưng dần dần quen rồi thì mới nhận ra được vì sao
    Nhà nước lại quy định như vậy , đất nước chúng ta luôn mang lại những điều tốt cho nhân dân cho nên mọi người không nên vì những suy nghĩ thiếu sâu sắc mà lại kết luận vội vàng mà gây mất uy tin cho Nhà nước như vậy

  12. bo conganh said:

    Nhà nước ban hành cái luật đó chắc chắn là có lý do, làm như vậy để tránh tình trạng mất cắp xe cộ, làm cho việc quản lý phương tiện giao thông được dễ dàng hơn, tuy nhiên để thực hiện điều này quả thực rất khó, nó có rất nhiều bất cập. Việc sang tên đổi chủ rất chi là phức tạp, nhiều trường hợp mua xe qua nhiều người khác thì lại càng phức tạp hơn nữa. Dù sao như vậy cũng tốt, sau này việc mất cắp xe cộ sẽ không xảy ra nữa.

  13. zai đẹp said:

    Việc ban hành luật phương tiện chính chủ là một việc làm đúng đắn. Có thể bây giờ sẽ gặp một số khó khăn trong việc sang tên đổi chủ, vì số lượng xe khá đông. Nhưng khi đã hoàn thành việc sang tên đổi chủ đó, người dân sẽ có trách nhiệm hơn trong việc sử dụng phương tiện. Nạn trộm cắp hay dùng phương tiện giao thông để phạm tội sẽ bị xử lý sớm. Tránh được việc oan sai cho người khác.

  14. Oanh Thần said:

    Đúng rồi , làm như thế thì nhà nước sẽ có những cơ chế quản lí tốt hơn trong việc quản lí các phương tiện giao thông , việc này là vô cùng có lợi khi mà lượng phương tiện giao thông ở Việt Nam rất nhiều , phong phú về thể loại , xuất xứ , cứ để việc đi xe không có chủ thì tôi nghĩ có nhiều chuyện không hay rất dễ xảy ra

  15. mùa băng giá said:

    Thủ tục sang tên, chuyển quyền sở hữu đối với xe cũ
    Vừa qua, Bộ Công an đã ban hành Thông tư 12 sửa đổi, bổ sung điều 20 khoản 3 Thông tư 36 năm 2010 về quy định đăng ký xe, trong đó quan trọng nhất là Thông tư đã đưa ra được hướng giải quyết đối với xe cũ, xe chuyển nhượng qua nhiều người mà chưa thực hiện sang tên, đổi chủ.

    Cuối năm ngoái, khi Nghị định 71/CP của Chính phủ chính thức có hiệu lực, vấn đề xử phạt đối với hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện (không sang tên, đổi chủ) sau khi mua bán đã gây phản ứng trong dư luận, bởi nhiều người cho rằng những quy định của điều khoản này đã gây khó cho người dân, nhất là xử phạt đối với các loại xe cũ, xe được chuyển nhượng qua nhiều người mà chưa thực hiện sang tên chuyển quyền sở hữu.

    Mặc dù đây là quy định rất cần thiết cho công tác quản lý của Nhà nước, nhưng do thói quen mua bán trao tay của nhiều người dân, nên lâu nay việc thực hiện sang tên, đăng ký chính chủ sau khi chuyển nhượng xe cũ đã bị nhiều người lơ là, vì vậy hiện nay số lượng xe cũ chuyển nhượng qua nhiều chủ mà chưa sang tên, đổi chủ sở hữu hoặc bị vướng về mặt thủ tục không thể sang tên, đổi chủ chiếm tỷ lệ rất lớn.

    Để giúp người dân tháo gỡ vướng mắc về thủ tục, cũng như giúp các lực lượng chức năng có cở sở pháp lý thực thi nhiệm vụ, vừa qua, Bộ Công an đã kịp thời ban hành Thông tư 12 sửa đổi, bổ sung Thông tư 36 năm 2010 về quy định đăng ký xe, trong đó quan trọng nhất là Thông tư đã đưa ra hướng giải quyết đối với xe đã chuyển nhượng qua nhiều người mà chưa sang tên, đăng ký chính chủ. Thời gian triển khai từ ngày 15/4/2013 đến 31/12/2014.

    Trong đó Thông tư nêu rõ: Khi làm thủ tục sang tên xe trong cùng tỉnh, nếu người đang sử dụng xe có chứng từ chuyển nhượng của người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký (GCNĐK) xe và chứng từ chuyển nhượng của người bán cuối cùng, cơ quan đăng ký xe sẽ tiếp nhận hồ sơ và nhanh chóng cấp GCNĐK xe cho người đang sử dụng xe sau 2 ngày làm việc. Nếu người đang sử dụng xe không có chứng từ chuyển nhượng xe, cơ quan đăng ký tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra đủ thủ tục theo quy định, thu GCNĐK xe, biển số xe và viết giấy hẹn trả lời trong thời gian 30 ngày làm việc.

    Đối với trường hợp làm thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe từ tỉnh này sang tỉnh khác, nếu hồ sơ sang tên có đủ chứng từ chuyển nhượng, thì thủ tục giống như sang tên trong cùng tỉnh, thời gian giải quyết sau 2 ngày làm việc. Với trường hợp không có chứng từ chuyển nhượng xe, ngoài quy định như trên, người dân phải nộp thêm phiếu sang tên di chuyển kèm hồ sơ gốc của xe. Cơ quan đăng ký xe nơi tiếp nhận hồ sơ sẽ giải quyết sang tên, di chuyển chuyển sở hữu trong thời hạn 30 ngày.

  16. mùa băng giá said:

    Hiện nay, việc thực hiện các thủ tục sang tên đổi chủ ở rất nhiều địa phương đang gặp không ít khó khăn, phiền hà khi thủ tục hành chính quá rườm rà. Người dân phải đi năm lần, bảy lượt đến các cơ quan công an, tài chính mới hoàn tất được thủ tục sang tên. Do vậy, đề nghị các bộ, ngành liên quan sớm sửa đổi các quy định liên quan thủ tục chuyển tên chủ phương tiện theo hướng đơn giản hóa.

  17. mùa băng giá said:

    Theo quy định của pháp luật dân sự, các quyền dân sự của công dân như quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt trong một số trường hợp, luật cho phép chủ sở hữu được quyền giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng tài sản của mình mà không bị ràng buộc bằng văn bản. Mặc dù đây là quy định rất cần thiết cho công tác quản lý của Nhà nước, nhưng do ý thức chấp hành pháp luật của người dân còn hạn chế, thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp đã hình thành thói quen mua bán trao tay của một bộ phận dân cư, việc sang tên, đổi chủ sau khi chuyển nhượng xe cũ thường bị lơ là, bỏ qua.

  18. mùa băng giá said:

    Các quy định mới này là giải pháp tổng thể, hữu hiệu để giải quyết những tồn tại, bất cập đã tích tụ từ nhiều năm nay trong công tác quản lý hành chính của các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước và giúp tăng cường hiệu lực quản lý phương tiện giao thông, đồng thời cũng thể hiện trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền cơ bản của người dân về sở hữu đã được Hiến pháp quy định.

  19. Thư ngỏ của bạn đọc bình luận về bài viết của TS.Từ Văn Nhũ, nguyên Phó Chánh Tòa án nhân dân tối cao được một số tờ báo mạng đăng tải.
    http://www.baotinnhanh.vn/vi-VN/t221c329p214461/Thu-ngo-gui-Ong-font-stylebackgroundcolor-ffff00bTS-Tu-Van-Nhubfont-nguyen-Pho-Chanh-an-Toa-an-nhan-dan-toi-cao.htm

    Thư ngỏ gửi Ông TS. Từ Văn Nhũ, nguyên Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
    Ngày 01/6/2014, tôi có đọc bài viết với tiêu đề “Nguyên Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phân tích pháp lý vụ “bầu Kiên” trên báo điện tử Pháp luật Online, được một số trang mạng đăng lại. Bài báo đã nêu TS. Từ Văn Nhũ, nguyên Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã nêu quan điểm cá nhân đối với việc đánh giá chứng cứ về tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản của bị cáo Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm do có hành vi chỉ đạo công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội (ACBI) chuyển nhượng số cổ phần đang thế chấp tại Ngân hàng ACB để nhận 264 tỷ đồng của Công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát. Qua đó, ông cho rằng: “Khó có cơ sở để buộc hành vi của Nguyễn Đức Kiên phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 139 Bộ luật hình sự” và “Các cơ quan tiến hành tố tụng cần xem xét, đánh giá lại căn cứ buộc tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đối với bị cáo Nguyễn Đức Kiên theo đúng nguyên tắc khách quan, toàn diện để tránh dẫn đến việc kết án sai, gây hậu quả khó có thể khắc phục được”.

    TS. Từ Văn Nhũ, nguyên Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao

    Tôi hết sức ngạc nhiên về cách đặt vấn đề cũng như nhận xét trên của ông Từ Văn Nhũ, qua theo dõi phiên tòa những ngày vừa qua và những gì đã nêu trong cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tối cao mà được các báo đã thông tin. Ông có biết, ngày 11/5/2010, Nguyễn Đức Kiên đã chỉ đạo Trần Ngọc Thanh, Giám đốc Công ty ACBI ký hợp đồng thế chấp 22.497.000 cổ phần thuộc sở hữu của Công ty ACBI tại Công ty cổ phần Thép Hòa Phát thuộc tập đoàn Hòa Phát cho Ngân hàng ACB để bảo đảm cho việc phát hành 800 tỷ đồng trái phiếu của Công ty ACBI. Thế nhưng, ngày 21/5/2012, cũng lại Nguyễn Đức Kiên đã chỉ đạo Công ty ACBI ký hợp đồng bán 20.000.000 cổ phần trong tổng số 22.497.000 cổ phần đang được thế chấp nêu trên cho Công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát với giá 264 tỷ đồng. Tại hợp đồng mua bán, Công ty ACBI cam kết: “đảm bảo số cổ phần và quyền tiếp tục góp vốn và các quyền và lợi ích khác có liên quan được chuyển nhượng, chuyển giao cho Công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát đầy đủ theo hợp đồng này thuộc sở hữu hợp pháp của Công ty ACBI, chưa chuyển nhượng và không có tranh chấp hoặc thực hiện bất kỳ nghĩa vụ bảo đảm với bất kỳ tổ chức hoặc cá nhân nào”.

    Bằng hợp đồng này, Công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát đã ba lần vào các ngày 19/6, 26/6 và 27/6/2012, chuyển cho Công ty ACBI 264 tỷ đồng. Ngay sau khi có được số tiền này, Nguyễn Đức Kiên đã sử dụng cá nhân 72,5 tỷ đồng, chuyển cho Nguyễn Thúy Hương (em gái Kiên) 53,4 tỷ đồng để gửi tiết kiệm, chuyển 22,8 tỷ đồng góp vốn vào Công ty TNHH MTV Thương mại và Đầu tư Liên Á Châu, số còn lại trả nợ cho Ngân hàng ACB.

    Thưa ông Từ Văn Nhũ, hành vi bán số cổ phần đang được thế chấp tại ngân hàng và cam kết với bên mua “không có tranh chấp hoặc thực hiện bất kỳ nghĩa vụ bảo đảm với bất kỳ tổ chức hoặc cá nhân nào” có phải là lừa đảo chiếm đoạt tài sản không? Giả sử ông trả tiền mua một ngôi nhà, mà ngôi nhà đó người bán đã thế chấp ngân hàng nhưng lại cam kết với ông rằng ngôi nhà đó không có tranh chấp và không thực hiện bất kỳ nghĩa vụ bảo đảm nào, ông có chấp nhận không và có coi đó là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản không?

    Thưa TS. Từ Văn Nhũ, ông nên dành thời gian để suy ngẫm câu nói của cổ nhân “biết thì thưa thớt, không biết thì dựa cột mà nghe”! Tôi nghĩ đến đây, bạn đọc đã hiểu rõ bản chất lừa đảo, gian trá, xảo quyệt của Nguyễn Đức Kiên và những kẻ đồng lõa, dung túng cho tội phạm./.

  20. Ếch vàng said:

    Nhìn chung thì hành lang pháp lý và thủ tục hành chính của Việt Nam vẫn còn rất lằng nhằng, gây khó khăn cho người dân và đôi khi còn chồng chéo lẫn nhau, Việt Nam được coi là một trong những nước có nhiều luật nhất thế giới nhưng nó vẫn chưa thực sự hiệu quả lắm. Cần phải rút ngắn hơn nữa thủ tục hành chính hơn nữa thì mới phát triển được.

  21. Có thể là thủ tục càng nhiều, càng rắc rồi thì mới không bị sai sót, mới dễ quản lý hơn nhưng mà rắc rồi quá, qua quá nhiều khâu thì cũng sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho người dân và từ đó cũng sẽ kìm hãm sự phát triển của kinh tế, cần phải nghiên cứu một cơ chế hợp lý hơn cho những việc này.

  22. Đường lối đúng, ý tưởng tốt, chủ trương tuyệt vời. Chỉ là khi thực hiện do chưa có kinh nghiệm nên lúng túng. Và khi đã quen thì mọi chuyện lại đâu vào đó thôi.

  23. Nguyễn Lê Hải said:

    Nói chung ý tưởng chủ trương thì rất hợp lí, tuy nhiên vì mới bước đầu thực hiện nên chưa có kinh nghiệm. Dẫn đến việc còn nhiều sơ hở thiếu sót. Giờ điều chúng ta cần làm là chia sẻ thông tin này cho nhiều người biết hơn nữa để họ tiến hành đổi,

Hãy gửi một bình luận

Mây thẻ